I. KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC LÀO

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ LÀO

Là một nước không giáp biển và thuộc khu vực Đông Nam Á, không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Đất nước Lào được thiên nhiên ưu ái cạnh dòng sông Mê Công. Con sông vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước vừa là yếu tố thống nhất Lào về mặt địa lý. Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ, là vựa lúa của Lào.

2. KHÍ HẬU LÀO

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.

3. TIỀN TỆ LÀO

Đơn vị tiền tệ của Lào là “Lào Kip” viết tắt “Lak”, ký hiệu là “₭”. Tiền giấy hiện tại ở Lào có các mệnh giá như sau: 50’000, 20’000, 10’000, 5’000, 2’000, 1’000, 500, 100, 50, 20, 10, 5 và 1₭ (tiền xu hiện không còn được sử dụng tại Lào). Tiền Bath Thái và Đôla Mỹ là ngoại tệ được sử dụng rộng rãi và là ngoại tệ dễ chuyển đổi nhất tại Lào. Lưu ý, máy rút tiền tự động còn chưa được sử dụng và tin tưởng trên đất nước Lào.

4. VĂN HÓA LÀO

Lào là một đất nước hiền hoà thơ mộng tô điểm bởi dòng Mê Kông như môt món trang sức quý giá còn tiềm ẩn chưa được khám phá của Du Khách bốn phương. Hiện nay, Du Khách muốn đến Lào có thể bằng máy bay nếu muốn tiết kiệm được thời gian và nếu muốn trải nghiệm mới về thiên nhiên hoang dã thì hành trình khám đường mòn Đông Dương bằng xe là sự lựa chọn tốt nhất.

Lịch sử Lào được nhắc đến bởi câu chuyện tình của vua Phà Ngừm và công chúa Kiều Lạc Campuchia. Ông từng là người hung bạo, tham quyền cố vị, nhưng khi kết hôn với công chúa – người chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo rất sâu sắc, nhờ đó ông đã thay đổi thái độ, trở thành một vị vua được người dân yêu mến. Đất nước dưới sự trị vì của ông đã trở nên hưng thịnh hơn.

Công lao đó phải kể đến khi công chúa sang Lào, bà thấy dân chúng thời đó sùng bái quỷ thần, mê tín dị đoan, thường hay hiến tế bằng phụ nữ, cho nên bà khuyên nhà vua nên can thiệp để đưa Phật Giáo vào, nhằm giúp dân chúng thay đổi tín ngưỡng. Bằng không, sẽ không thể cai trị lâu dài được. Vua Phà Ngừm nghe theo. Nhà vua đã cho xây cất chùa Pasamanerama ở phía bắc Hoàng cung để các cao tăng cư ngụ, thuyết pháp cho hoàng thân quốc thích và quan lại trong triều, bên cạnh đó các chùa nhỏ cũng được xây dựng lên cho dân chúng thờ cúng. Công chúa Kiều lạc chính là nhân tố thúc đẩy Phật Giáo trở thành quốc giáo và ảnh hưởng rất nhiều đến đạo đức, tính cách, lối sống của người Lào.

Trải qua các giai đoạn thăng trầm lịch sử. Cuối cùng vào ngày 2 tháng 12 năm 1957, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập và ngày này cũng chính là ngày Quốc Khánh của Lào.

5. ẨM THỰC LÀO

Văn hóa Lào đặc sắc bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến đời sống ẩm thực tuyệt vời của Lào. Với các món nướng từ nguyên liệu gần gũi, hoang dã như gà nướng, cá suối nướng, heo rừng, nai … và các món lạp. Với khẩu vị cay nồng ảnh hưởng Thái Lan cùng hòa quyện với bia Lào thì thật hấp dẫn Du Khách biết bao.

Sau đây, CÔNG TY DU LỊCH TẦM NHÌN TRẺ xin giới thiệu một số món ăn đặc sản mà Du Khách sẽ không thể nào quên được khi ghé chân đến đất nước Lào thân thiện và xinh đẹp này:

– Sien Savanh (bò khô):
Món bò khô của Lào rất hợp để ăn dọc đường hay ăn kèm khi uống bia. Thịt bò được ướp xì dầu, dầu hào, tỏi, ớt và đường cọ, rắc thêm hạt vừng rồi phơi khô dưới nắng. Các hàng ăn vỉa hè thường nướng qua để thịt bò có vị ám khói, dai dai, thơm ngon.

Sien Savanh (bò khô)
Sien Savanh (bò khô)

– Sai Oua (xúc xích):
Món xúc xích của Lào khá giống với loại nổi tiếng của Chiang Mai, Thái Lan. Thịt lợn được xay mịn, thêm sả, lá chanh, ớt và riềng, trước khi nhồi vào da. Du Khách có thể thấy các dây xúc xích được phơi khô ở vệ đường hay bày bán ở chợ. Món này được chấm với tương ớt Nam Cheo và ăn cùng xôi.

Sai Oua (xúc xích)

– Khao Piak Sen (Phở Lào):
Món ăn đặc trưng này rất phổ biến ở Lào, với nhiều nét tương đồng với phở của Việt Nam. Khao Piak Sen thường là món ăn sáng, nhưng bạn cũng có thể thưởng thức vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bánh phở được chan nước dùng gà hoặc bò, thêm rau thơm, chút sa tế, chanh tươi, giá đỗ, đậu đũa, rau húng và rau mùi.

Khao Piak Sen (Phở Lào)

– Larb Moo (Salad thịt băm):
Đây là món ăn bản địa của Lào, trong đó có thịt lợn băm được xào với hẹ tây, rau mùi, ớt và lá bạc hà, thêm nước mắm và cốt chanh cho vừa miệng. Một phiên bản khác sử dụng thịt lợn sống. Larb Moo rất hợp ăn với xôi nếp.

Larb Moo (Salad thịt băm)

Còn rất nhiều món ăn đặc sản khác và chúng tôi sẽ giới thiệu cho Du Khách trong một bài viết khác.

6. ĐỊA DANH DU LỊCH NỔI TIẾNG TẠI LÀO

Với kinh nghiệm du lịch Lào ngoài thưởng thức những món ăn ngon, Du Khách cũng không nên bỏ lỡ tham quan các thắng cảnh xinh đẹp của Lào:

– Thác Phone Phapheng: Nằm ở tỉnh Champasak, miền nam Lào, giáp biên giới Campuchia, thác Khone Phapheng được xem là một trong những dòng thác nổi tiếng trên thế giới, được nhiều người ví như thác Niagara của Lào. Thác Khone Phapeng là một đoạn chảy của dòng sông Mê Kông dài 4000km từ Tây Tạng. Không chỉ thu hút Du Khách góp phần phát triển kinh tế, dòng thác này còn mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú cho người dân hai nước Lào và Campuchia.

Thác Phone Phapheng
Thác Phone Phapheng

– Thánh địa Phật giáo That Ing Hang: That Ing Hang nằm cách Savanakhet 15 KM ngay bên quốc lộ 9 nên tạo được sức hút Du Khách mạnh mẽ từ khi hành lang kinh tế Đông Tây thông tuyến. Khuôn viên chùa tháp nhìn từ Google Earth có dạng hình vuông, bốn mặt có tường rào bằng gạch bao quanh. Bên trong tường rào là 4 hành lang có mái che ken dày những tượng Phật bằng đất nung sơn màu vàng sắp hàng thẳng tắp. Tháp xá lợi hình chóp nón cao 10m ở chính giữa khuôn viên. Chung quanh các góc tường và các cánh cửa gỗ là những tượng tròn bằng sa thạch, hoặc các phù điêu trang trí tinh vi bằng gỗ, mô tả đức Phật đang thiền định giữa đài sen, hình tượng chúng sinh, chim chóc, rắn và hoa lá … Tại khu nhà lễ, nơi nhà sư tụng kinh, cột chỉ cổ tay để cầu phúc, có một tượng Phật bằng đồng chỉ cao khoảng 40 CM nhưng khá nặng, Du Khách sau khi khấn vái nếu nhấc lên được thì có nghĩa là “đã được độ trì” cho suốt hành trình của mình …

Thánh địa Phật giáo That Ing Hang

– Phou Si (Núi màu): Là một ngọn đồi nhỏ nằm ở phía đông bắc Luang Prabang, dài 1000m, rộng 250m, cao 80m. Từ chân lên đến đỉnh phải qua 329 bậc xây bằng gạch đỏ. Bậc thang rộng, thấp vừa phải, cách một quãng lại có nơi nghỉ chân. Trên khoảng rộng trạm nghỉ bán vé có cây bồ đề do chính phủ Ấn Độ trồng tặng nhân 2500 Phật lịch, xung quanh bao bọc bởi đài sen. Từ trên đỉnh Phou Si nhìn ra xung quanh: bên trái là dòng Nậm Khan với cây cầu bắc qua, uốn lượn hòa dòng với Mê Kông; bên phải là Luang Prabang hiền hòa yên bình trong thung lũng.Phía trước, dưới chân núi là khuôn viên Hoàng cung rộng lớn, vườn Thượng uyển vương giả, thấp thoáng mái chùa cong vút.

Phou Si (Núi màu)

– Chùa Xiêng Thông: Ngôi chùa được tạo dựng dưới triều vua Setthathirat năm 1559-1560. Tên gọi Wat Xieng Thong có nghĩa là chùa của thành phố vàng. Là ngôi chùa đẹp và quan trọng nhất của Luang Prabang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xieng Thong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan đẹp đẽ.

Chùa Xiêng Thông

– Thác Kuang Si: Cách trung tâm cố đô Luang Prabang chỉ 30 km, thác Kuang Si là điểm đến Du Khách nhất định phải tới và chắc chắn sẽ bị cuốn hút ngay lập tức bởi vẻ đẹp mê hoặc của nó. Thác Kuang Si được đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn nhất không chỉ ở Luang Prabang mà nổi tiếng trên cả nước Lào. Thác nằm trong khu bảo tồn động thực vật của Lào, bao bọc xung quanh là núi rừng rậm rạp và chảy thành nhiều dòng, nhiều tầng thác lớn nhỏ.

Thác Kuang Si

– Vườn Tượng Phật: Vườn Phật cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 28km về phía Đông, nơi đây là một quần thể tượng Phật được gọi là Buddha Park (nghĩa là Công viên Phật hay Vườn tượng Phật), là nơi mà bất cứ Du Khách nào đến nước Lào cũng muốn đến thăm. Với hơn 200 bức tượng hình dáng kỳ bí được sáng tạo theo phong cách đạo Phật và đạo Hin-đu nằm trầm mặc bên dòng Mê Kông.

Vườn Tượng Phật

– Wat Si Saket: Chùa Wat Sisaket tọa lạc trên đường Sethathirath góc đại lộ Lane Xang, thủ đô Viêng Chăn được xây dựng vào thế kỷ XVII.. Sisaket được coi là ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất nước Lào với 6.840 tượng Phật lớn nhỏ và là thư viện chứa nhiều sách cổ viết bằng tay trên lá cọ. Cùng với That Luang, Phra Keo, Wat Sisaket là một trong ba ngôi chùa cổ và nổi tiếng bậc nhất ở Lào, là điểm đến tham quan thu hút Du Khách.

Wat Si Saket

– Khải Hoàn Môn Patuxay: Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía đông bắc thủ đô Viêng Chăn là một biểu tượng chiến thắng của người Lào. Patuxay nằm giữa trục đường chính của con đường đẹp nhất thủ đô, nơi dù bạn đi từ bất kỳ hướng nào cũng có thể nhận ra nó từ xa. Giữa ngã tư phố phường, Patuxay chào đón ánh bình minh của một ngày mới và cũng là nơi ngắm nhìn hoàng hôn rõ nét khi đêm về.

Khải Hoàn Môn Patuxay

– Cánh Đồng Chum: Trên cánh đồng dọc theo rìa phía bắc của dãy núi Trường Sơn là nơi tập trung hàng nghìn chiếc chum đá kì lạ trong mọi tư thế khác nhau. Hàng nghìn chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta, thuộc cao nguyên Xieng khuang, ở cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Lào.

Cánh Đồng Chum

Nói về địa danh du lịch nổi tiếng tại Lào có thể kể cả ngày không hết nên Tầm Nhìn Trẻ chỉ giới thiệu một số điểm nổi tiếng nhất ở trên để Quý Du Khách tham khảo! Sẽ giới thiệu toàn bộ các địa điểm còn lại trong một bài viết khác ạ!

II. KINH NGHIỆM ĐI DU LỊCH LÀO

1. NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ KHI ĐI DU LỊCH LÀO

Đất nước “Triệu voi” với phong cảnh thiên nhiên yên bình nhưng cũng không kém phần hùng vĩ đang thu hút rất nhiều khách du lịch. Việt Nam rất gần với đất nước xinh đẹp này, hàng ngàn du khách vẫn sang đây thăm thú mỗi năm. Tuy nhiên, rất nhiều người do không nắm được những điều kiêng kị ở Lào nên xảy ra những sự cố đáng tiếc.

– Trong giao tiếp với người bản xứ:

Ở phương Tây, bạn có thể hôn tay, ôm eo … phụ nữ. Tuy nhiên, ở Lào đây là hành động tối kị. Mặc dù bạn muốn tỏ ra thân thiện nhưng những hành động ôm eo, khoác vai hay bỡn cợt … đặc biệt là với những cô gái chưa chồng thì càng bị xem là khiếm nhã. Ngay cả ở những điểm dịch vụ Massage mà bạn cũng có hành động tương tự thì người chủ khách sạn sẽ báo cảnh sát và lập tức bạn bị xử phạt.

Không ôm eo, bỡn cợt, khoác vai tại Lào

Có hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng cử mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích.

Nếu một người Lào không bằng lòng cho bạn sờ vào đồ vật của họ thì có thể đó là món đồ dễ gây lòng tham, hoặc cũng có thể nó mang giá trị tinh thần đặc biệt với họ nên không muốn ai đụng tới. Cũng có trường hợp đó là món đồ đã được sụt môn (làm phép). Tốt nhất là bạn không nên nài nỉ khi người ta đã không muốn cho bạn xem hay sờ vào nó.

– Trong sinh hoạt hàng ngày:

Người Lào rất tôn thờ Đạo Phật. Khi đến thăm chùa chiền, bạn tuyệt đối không được làm mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có những lời nói khiếm nhã, trêu ghẹo. Bạn không nên quay lưng vào tượng Phật hay í ới gọi nhau trong chùa. Hãy thật để ý các biển cấm ở đây. Nếu người ta quy định không được chụp ảnh thì bạn phải tuân thủ. Đừng vì thấy kiến trúc đẹp mà cố chụp lại vài pô kỉ niệm, bạn sẽ bị mời ra ngay tức khắc.

Trang phục trang nghiêm khi đi Chùa tại Lào

Khi tham gia giao thông, bạn không nên bấm còi inh ỏi. Mặc dù hành động không bị cấm ở đất nước này, nhưng người dân ở đây xem chiếc còi … là chi tiết thừa nhất trên một cái xe! Hiếm khi bạn thấy người Lào bấm còi, nên nếu bạn giữ thói quen sử dụng còi xe như ở Việt Nam, người ta sẽ rất khó chịu, thậm chí còn tưởng bạn là người ngoài hành tinh.

Không nên bấm còi xe khi giao thông tại Lào

Ý thức chấp hành luật giao thông ở nước này rất cao. Người ta cũng nhường nhịn nhau khi đang lưu thông. Bạn cũng cần biết nhường đường khi đi vào đường ưu tiên hoặc từ đường phụ đi ra đường chính. Ngay cả việc đi bộ sang đường cũng vậy. Thông thường người Lào thường đợi xe đi hết rồi mới sang đường chứ không lao bừa. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tốc độ giao thông ở Lào không lớn và các phương tiện thường xuyên dừng lại ở ngã tư, ngó nghiêng trước khi tham gia vào luồng đường mới.

Khi đi qua một làng bản mà bạn thấy nơi cổng vào làng có một sợi dây kết bằng bông vải giăng ngang hoặc một ký vật, một ký hiệu đặc biệt, tục gọi Tà-léo – tùy địa phương, thì phải hiểu là dân trong làng này cấm người lạ vào làng. Thường là vì trong làng đang có trường hợp bệnh lạ hay người chết một cách khó hiểu có thể gây sự truyền nhiễm, hoặc hôm đó nhằm một ngày kiêng cử của làng.

Khi ngủ ở nhà người bản xứ, bạn không được hướng đầu về phía cửa ra vào. Buổi tối, bạn không nên hớt tóc hay cạo râu. Bạn phải kiêng hớt tóc vào ngày thứ tư và kiêng gội đầu vào ngày thứ năm. Bạn không được giã cối trống trong nhà người ta hay là chui qua dây mà ở trên có phơi áo quần của phụ nữ.

Trên đây là một vài điểm lưu ý về những kiêng cử trong giao tiếp và sinh hoạt của người dân đất nước Lào. Bạn hãy ghi nhớ để tránh phạm phải khi sang đây du lịch, hy vọng nó sẽ giúp các bạn có được một chuyến du lịch thật vui và trọn vẹn nhé!

2. THỜI ĐIỂM NÀO THÍCH HỢP ĐỂ ĐI DU LỊCH LÀO

Khí hậu tại Lào chìa thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Để dễ hình dung, các bạn cần biết Lào cũng chia thành 3 miền Bắc, Trung Nam như Việt Nam.

Nhiệt độ trung bình ở miền Bắc vào tháng Giêng: 15 độ C; tháng 7: 28 độ C, ở miền Nam và miền Trung vào tháng Giêng: 25 độ C; tháng 7: 30 độ C.

Nhìn chung, khí hậu miền Nam và miền Trung Lào khá giống với miền Trung và vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, khí hậu tại Lào ở 2 vùng này còn khắc nghiệt hơn nhiều so với nước ta, nóng và khô hơn về mùa hè và mưa nhiều hơn về mùa mưa.

Ngược lại, miền Bắc Lào bao gồm cố đô Luangpra Bang có khí hậu bốn mùa giống với khu vực miền Bắc Việt Nam, thời tiết tại đây cũng dễ chịu, thoải mái và thuận tiện hơn cho những chuyến du lịch của bạn.

3. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NỔI TIẾNG TẠI LÀO

Khi đi du lịch Lào, Du Khách sẽ cảm thấy gần gũi, vui vẻ như chính ngôi nhà của mình bởi người Lào hiền hòa, vui tính, hiếu khách. Du lịch Lào không chỉ đặc sắc, hấp dẫn bởi các lễ hội truyền thống lễ hội Bunpimay (Tết Lào), Tết Hmông mà còn bởi các lễ hội diễn ra điều đặn:

  • Bun Phavet (Phật hóa thân) vào tháng 1.
    Bun Phavet (Phật hóa thân) vào tháng 1
  • Bun VisakhaPuya (Phật đản) vào tháng 4.
    Bun VisakhaPuya (Phật đản) vào tháng 4
  • Bun BangPhay (Pháo thăng thiên) vào tháng 5.
    Bun BangPhay (Pháo thăng thiên) vào tháng 5
  • Bun Khao Phansa (Mùa chay) vào tháng 7.
    Bun Khao Phansa (Mùa chay) vào tháng 7
  • Bun Khao Padapdin (Tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9.
    Bun Khao Padapdin (Tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9
  • Bun Suanghua (Đua thuyền) vào tháng 10.
    Bun Suanghua (Đua thuyền) vào tháng 10

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn dulichlao.com.vn

Copyright © 2021 - 2024 | dulichlao.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status